Theo một cách giải thích thì ba loại chân khổ nói về ba loại cảm thọ trong các tầng lớp lạc thọ của thọ uẩn (tshor-ba’i phung-po).
- Khổ vì khổ (khổ khổ) (sdug-bsngal-gyi sdug-bsngal) nói về nỗi bất hạnh (sdug-bsngal).
- Khổ vì thay đổi (hoại khổ) (‘gyur-ba’i sdug-bsngal) nói về niềm hạnh phúc ô nhiễm (zag-bcas-kyi bde-ba).
- Nỗi khổ thâm nhập khắp nơi (hành khổ), hay đầy đủ hơn là nỗi khổ thâm nhập ảnh hưởng khắp nơi, (khyab-par ‘du-byed-kyi sdug-bsngal) đề cập đến vô ký thọ ô nhiễm (zag-bcas-kyi btang-snyoms).
Hành khổ nói về vô ký thọ trong dòng tâm thức của một thiền giả thiền định về tột đỉnh luân hồi (srid-rtse), đó là định lực cao nhất trong vô sắc giới (gzugs-med bsam-gtan). Nó có thể được xem là nền tảng của hai loại khổ kia, vì người ta nhắm vào nó như trạng thái cao tột nhất, như giải thoát. Tuy nhiên, vì nó không phải là giải thoát nên họ sẽ rơi vào tất cả các trạng thái luân hồi khác từ thành tựu này và trải nghiệm hai loại khổ kia.
Khi một thí dụ của hành khổ được giải thích là kinh nghiệm của ngũ uẩn ô nhiễm (zag-bcas-kyi phung-po lnga), nó nói về ngũ uẩn của một tâm thức bám chấp vào sự hiện hữu chân thật của tột đỉnh luân hồi, về một thiền giả như thế.
Hơn nữa, điểm trọng tâm là con người phấn đấu để thành tựu giải thoát hay giác ngộ. Vì vậy, giải thích về ba loại khổ không đề cập đến vô thọ ký ô nhiễm trong dòng tâm thức của một chúng sanh trong vô sắc giới.
Vì vậy, chúng ta có ác cảm (sân hận) đối với khổ khổ; mong ước có được hoại khổ và si mê về hành khổ – chúng ta si mê, vì nghĩ rằng đó là giải thoát.
Tuy nhiên, thông thường thì hành khổ được giải thích là ngũ uẩn ô nhiễm nói chung, đó là nền tảng để ta tiếp tục trải nghiệm khổ khổ và hoại khổ. Tuy nhiên, theo Kinh điển thì bản tánh của tâm là vô ký thọ, nên toàn bộ ngũ uẩn cũng được xem như vô ký thọ. Vì vậy, dù ba loại khổ thuộc về thọ uẩn, nó không mâu thuẫn với bản tánh vô ký của toàn bộ năm uẩn. Đó là vì ba cảm thọ bao trùm tất cả ngũ uẩn.