Hạnh Phúc Và Bất Hạnh, Vui Sướng Và Nỗi Đau

Những ngôn ngữ khác

Trong các tầng lớp lạc thọ (tshor-ba’i phung-po) thuộc về thọ uẩn, lạc thọ (bde-ba) và khổ thọ (sdug-bsngal, khổ) bao gồm cả hai cảm thọ thuộc về thân (lus-kyi tshor-ba) và tâm (sems-kyi tshor-ba). Lạc thọ và khổ thọ của thân đi kèm với nhận thức bằng giác quan (dbang-shes) về sắc tướng của các hiện tượng vật chất (gzugs). Các lạc thọ và khổ thọ của tâm đi kèm với nhận thức tinh thần (sems-shes) về bất cứ hiện tượng nào được nhận thức một cách chính xác (shes-bya).

Dù thuộc về thân hay tâm, lạc thọ và khổ thọ không giống như cảm giác (reg-bya) sung sướng (bde-ba) và nỗi đau của thân thể (sdug-bsngal). Hiện thực là như vậy, mặc dù các danh từ Tạng ngữ về “hạnh phúc” và “vui sướng” giống nhau, về “bất hạnh” và “nỗi đau” cũng như nhau. Lạc thú và nỗi đau của thân thể thuộc về sắc uẩn của các hiện tượng vật chất (gzugs-kyi phung-po). Chúng là đối tượng nhận thức (yul), là sắc tướng của các hiện tượng vật chất, trong khi lạc thọ và khổ thọ là các tâm sở (sems-byung), là cách ta nhận thức điều gì đó.

Những gì được xem như “niềm vui và nỗi khổ tinh thần” ở phương Tây không phải là sắc tướng của các hiện tượng vật chất.

Nếu đó là lạc thọ của thân thì chắc chắn là cảm giác trải nghiệm nó là một cảm giác thể chất thuộc về lạc thọ của thân thể; nếu không thì người đó sẽ không có cảm giác sung sướng. Điều này cũng vậy đối với cảm giác thuộc về nỗi đau thể chất và cảm giác cảm giác bất an của thân thể. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, cảm giác tinh thần theo sau cảm thọ thể chất có thể là hạnh phúc hay bất hạnh.

Top