Từ Tứ Diệu Đế, Phát Sinh Ra Tam Bảo

Bình Luận

Chúng ta đang tiếp tục thảo luận về vần kệ đặc biệt này của Đức Dalai Lama, giải thích cách đi từ việc lãnh hội nhị đế đến Tứ Diệu Đế, đến sự xác tín về Tam Bảo. Chúng ta đã thấy rằng nhị đế nói về cách vạn pháp thật sự tồn tại:

  • Chân lý tương đối hay quy ước; những gì thật sự hiện ra với chúng ta phát sinh phụ thuộc vào nhân duyên. Nếu ta đã thấy mọi việc vận hành như thế nào trên thế giới này, thì đây là những gì mình sẽ thấy. Nhưng thật không may là ta thường không thấy sự việc theo cách này.
  • mức độ chân lý tuyệt đối thì các pháp không tồn tại theo cách bất khả dĩ mà tâm vô minh phóng chiếu vào chúng. Chẳng hạn như nghĩ rằng các pháp sinh khởi bằng tự lực của chúng, giống như chúng có vẻ như vậy khi ta nhìn thấy chúng, độc lập với bất kỳ nhân duyên, thành phần hay bất cứ điều gì khác; nhưng đó là điều sai lầm.

Thế thì đây là nền tảng.

Tứ Diệu Đế nói về tâm vô minh về việc nhìn thực tại một cách đúng đắn. Khi chúng ta mê lầm về thực tại thì điều này đóng vai trò của nhân tạo khổ: nguyên nhân là diệu đế thứ hai, và chính nỗi khổ là diệu đế thứ nhất. Mặt khác, nếu như nhìn thực tại một cách đúng đắn, và có thể tập trung vào đó trong mọi lúc thì ta sẽ có diệu đế thứ ba, một sự chân diệt của nỗi khổ. Việc chứng ngộ là đạo đế, diệu đế thứ tư, đưa đến một chân diệt.

Khi không rõ ràng về thực tại thì ta sẽ hành động trên cơ sở vô minh và mê lầm, và duy trì vòng tái sinh vô tự chủ. Nếu như đoạn trừ được tâm vô minh này thì ta có thể đảo ngược, hay thoát khỏi tái sinh luân hồi.

Top