Tâm Như Là Tâm Hành

Tứ Diệu Đế Đều Nói Về Tâm

Tâm là chủ đề vô cùng quan trọng trong đạo Phật, có lẽ là một trong những khía cạnh thiết yếu nhất. Lý do là vì trên cơ bản, nếu như nghĩ về những khó khăn, đau khổ mà mình có, và người khác có, thì đó là điều do tâm tạo. Và khi nói về tứ diệu đế thì:

  • Khổ, diệu đế thứ nhất, được tâm cảm nhận.
  • Trên cơ bản thì nhân tạo khổ là thái độ, là sự mê lầm của mình. Vậy thì một lần nữa, nó lại là tâm thức.
  • Khi muốn đạt được sự chân diệt của điều đó, là mình muốn đạt được sự chân diệt cho tất cả những sự mê lầm, nỗi khổ và nhân tạo khổ trong tâm thức. Ý tôi là, đó là nơi mà chân diệt xảy ra, đúng không? Vậy thì chân diệt này sẽ xảy ra trong tâm thức.
  • Cách để đạt được chân diệt đó là mình phải phát khởi một điều thường được dịch là chân đạo (lam-bden), nhưng điều đó rất lầm lạc. Chúng ta không nói về một khóa học mà bạn đang trải qua. Điều mà mình đang nói đến là một tâm thức được gọi là đạo lộ tâm thức (lam). Nó là một loại tâm thức sẽ hoạt động như một đạo lộ, đưa bạn đến chân diệt này. Vậy thì rõ ràng điều này cũng đối phó với tâm.

Thế thì toàn bộ tứ diệu đế đang nói về điều gì đang xảy ra trong tâm thức, và điều mà mình sẽ làm với tâm thức. Vậy thì hầu hết những việc mà mình làm theo giáo pháp, trên cơ bản là làm việc với tâm, cải thiện tâm thức và thái độ của mình. Bởi vì cách mình nói năng và giao tiếp, cách mình hành xử bằng thân thể - tất cả những điều đó được tâm điều khiển.

Video: Geshe Lhakdor — “Chúng Ta Bị Ám Ảnh Vì Thế Giới Vật Chất”
Xin bấm vào ký hiệu tròn như cái hoa (Settings) ở bên mặt, phía dưới màn hình, rồi bấm chữ “Subtitles/CC” và chọn ngôn ngữ “Vietnamese” để xem phụ đề tiếng Việt.

Định Nghĩa Về Tâm

Nếu như công việc chính của mình trong giáo pháp là làm việc với tâm thức, thì điều rất tốt là phải hiểu biết mình đang nói về cái gì. Tâm là gì? Bây giờ, chữ tâm (sems, Phạn ngữ: chitta) không phải là một chữ dễ. Nhưng rốt cuộc thì từ ngữ là gì? Trên cơ bản thì từ ngữ là một mô hình âm thanh, chỉ là một mớ âm thanh. Nó hoàn toàn tùy tiện. Một số xã hội đã quyết định biến nó thành một từ ngữ, rồi đưa ra định nghĩa cho nó, và bây giờ thì nó là một chữ. Nếu như nhìn vào toàn thể kinh nghiệm sống của mình, thì những từ ngữ này hơi giống với khuôn cắt bánh quy - những miếng kim loại mỏng, có hình dạng nào đó mà bạn sẽ sử dụng để cắt bột thành những chiếc bánh có những hình dạng giống như vậy. Mỗi nền văn hóa đều có những chiếc khuôn cắt bánh quy có hình dạng khác nhau, có rất nhiều khuôn cắt bánh quy đã cắt xén kinh nghiệm sống của chúng ta. Đó là ý nghĩa của chữ quy ước. Những từ ngữ và sự việc thì hoàn toàn tùy tiện. Bởi vì sau đó thì mình nghĩ rằng có những điều tương ứng với những chữ này, với những chiếc bánh quy này - chẳng hạn như tâm.

Bây giờ, điều khó khăn ở đây là mỗi nền văn hóa đưa ra một định nghĩa khác nhau cho một khuôn cắt bánh quy mà có nghĩa là “tâm”, nếu như bạn tra nó trong từ điển. Bởi vì đối với định nghĩa thì người nào cũng đã đặt ra nó; họ chỉ quyết định như vậy (có thể là một nhóm, một ủy ban – có trời mới biết chuyện gì đã xảy ra). Vậy thì những gì họ nói về, hãy cho là tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng, khi nó được dịch là tâm thì không phải là cùng một cái bánh quy như điều mà mình nói, khi chúng ta sử dụng chữ mind trong tiếng Anh, hoặc mente trong tiếng Tây Ban Nha. Và trong các ngôn ngữ Tây phương khác thì ý nghĩa của chúng cũng rất khác với ý nghĩa về tâm của mình, khác với ý nghĩa của người Tây Tạng và Ấn Độ. Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha khá gần nhau. Ví dụ như tiếng Pháp, esprit thì có ý tưởng về “tinh thần” trong đó. Hay trong tiếng Đức thì nó khá giống với người Pháp, geist. Đó cũng là “tinh thần”, “ma quỷ”. Tất cả những điều này cũng được bao gồm trong chữ này, nên lại là một chiếc bánh quy rất khác biệt. Và chẳng may là - hoặc may mắn là (vì nó giúp cho mình hiểu rõ hơn về tánh Không) - gần như mỗi một từ ngữ kỹ thuật trong đạo Phật không phải là một chữ tương ứng chính xác với những từ mà mình thấy trong từ điển. Rốt cuộc thì nó chỉ là một cuốn từ điển thôi. Không có nghĩa là chúng là những chữ tương đương với nhau, rằng chúng có nghĩa y hệt với nhau.

Khi nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là khi mình học tập và cố hiểu một điều gì đó rất quan trọng, để đi theo đường tu nhà Phật, thì điều rất quan trọng là học các định nghĩa, bởi vì hầu hết những sự nhầm lẫn và hiểu lầm mà mình có về đạo Phật thật ra là vì từ ngữ. Mình suy nghĩ theo ý nghĩa trong ngôn ngữ Tây phương, còn họ đang nói về điều gì hoàn toàn khác biệt với những gì đạo Phật đang nói, thì dĩ nhiên là tất cả những điểm liên kết với từ ngữ Tây phương Tây này chỉ đưa mình đi xa hơn, cách xa hơn với điều mà đạo Phật đang đề cập đến. Vì vậy mà việc rất quan trọng là phải nêu ra thắc mắc về tất cả những từ ngữ này, cố gắng tìm ra định nghĩa và làm việc với các định nghĩa, đừng bị lôi cuốn vào từ ngữ mà chẳng may mình phải sử dụng ở phương Tây.

Điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng, chủ yếu là vì từ ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ chánh gốc với những định nghĩa khác nhau trong ngữ cảnh khác nhau, giống như những từ ngữ của mình. Ý tôi là, sau cùng thì tuối tác của đạo Phật đã là 2500 năm, nên từ ngữ đã thay đổi, phát triển chút ít, và các tác giả sử dụng chúng theo những cách khác nhau, nên phải luôn luôn xem xét theo bối cảnh cụ thể - tác giả sử dụng từ này như thế nào? Nhưng không nên nản lòng vì điều đó, bởi vì đó là lý do mà mình có thầy, và có những bài luận giải để giải thích. Nhưng có một số từ ngữ nào đó đã có cùng một định nghĩa trong suốt thời gian qua, và tâm là một trong số này, nên cũng ổn thôi. Đúng không? Những từ mà bạn phải thật là cẩn thận là sự tồn tại chân thật. Điều đó được định nghĩa khá khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Nhưng tối nay, chúng ta đang xem xét tâm thức, nên hãy đi vào đề tài này.

Hiện nay, trong đạo Phật thì chúng ta nói về: Làm thế nào để xác định điều gì đó? Và cách mình xác định điều gì là nó không phải là điều gì khác, ngoài nó ra. Vậy thì đó là một sự phủ định kép. Điều đó rất quan trọng, rất là hệ trọng. Bởi vì làm sao để xác định điều gì là gì? Bạn phải nói rằng, “Có tất cả những thứ khác ngoài nó ra, và chúng là bất kỳ cái gì khác ngoài nó ra, bất cứ điều gì khác, ngoài nó ra.”. Điều đó không dễ nói bằng ngôn ngữ của mình. Thật ra “không có gì khác” là cách nói đơn giản nhất. Nó là gì? Nó không là cái gì khác, ngoài chính nó ra. Nhưng bạn có thể nói “không là gì khác” bằng tiếng Tây Ban Nha không? Tôi thấy đó là cách dễ nhất để thể hiện điều này trong ngôn ngữ của chúng ta. Vậy thì điều này có nghĩa là để thật sự xác định nó là gì, thì phải bỏ qua một bên những gì mà không phải là nó. Điều đó không có nghĩa là mình phải đặt cái bàn, cái ghế và bức tường sang một bên, bởi vì rõ ràng là chúng ta không nói về điều đó.

Vậy thì điều hữu ích đối với chúng ta là cho thấy cách chữ tâm có ý nghĩa gì đối với mình thì không phải là cách mà tâm có nghĩa trong đạo Phật. Nếu như loại trừ điều đó ra, thì mình có thể hiểu ý nghĩa về tâm một cách chính xác hơn. Đó là phương pháp của nhà Phật. Rất khó để chỉ ra nó. Bởi vì bạn có thể nói rằng, “Nó là thế này và thế kia”, nhưng sau đó, bạn có thể nghĩ rằng “Nhưng có lẽ nó cũng bao gồm điều gì khác”, nên không làm cho sự việc rất cụ thể. Đó là chỗ mà sự nhầm lẫn của mình xuất hiện, và sự hiểu lầm xảy ra là vì chúng ta là người Tây phương, bởi vì mình bao gồm trong chữ tâm những chữ khác không thuộc về nó, những điều liên hệ với chữ tâm theo cách của mình. Tôi nghĩ đó là phương pháp để mình tuân theo - không chỉ ở đây, mà nói chung trong giáo pháp - để hiểu điều gì, là xóa tan những sự liên tưởng không phù hợp mà mình kết nối với từ ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ của mình. 

Về mặt thảo luận của mình thì trước hết, điều được bị loại bỏ ở đây là bộ não. Mình không nói về điều gì thuộc về vật chất. Ý tôi là, chúng ta không phủ nhận rằng bộ óc có liên quan trong đó (và hệ thống thần kinh, và tất cả những thứ này), mà đúng hơn là đang nói về kinh nghiệm chủ quan đang xảy ra trên cơ sở của bộ não. Trên cơ bản thì mình đang nói về một điều, một sự kiện, nhưng chỉ mô tả nó bằng cách khác. Bạn có thể mô tả kinh nghiệm từ quan điểm thể chất, về những gì đang xảy ra - có não bộ, các hóa chất và điện não - hay bạn chỉ có thể mô tả nó theo kinh nghiệm chủ quan. Vậy thì mình đang nói về kinh nghiệm chủ quan của nó, khi nói về tâm thức. Rốt cuộc thì mình có thể mô tả cùng một thứ bằng nhiều cách khác nhau, nhìn nó từ những góc độ khác nhau, nhưng không có nghĩa là cách này đúng hơn cách kia.

Bây giờ, trong ngôn ngữ của mình có hai từ ngữ; chúng ta có tâm trítrái tim. Đúng không? Điều này rất cơ bản đối với tư duy phương Tây. Nhưng một điều khác mà mình phải học hỏi là có rất nhiều, rất nhiều điều cụ thể theo văn hóa. Chúng không phổ quát. Nên không phải ai cũng chia kinh nghiệm thành hai loại như vậy, tâm thức và trái tim, và chắc chắn là đạo Phật không làm như vậy. Chúng ta đang nói về cả hai thứ, bằng một thuật ngữ. Ý tôi là, điều mà mình thường ngụ ý bằng chữ tâm trí là loại suy nghĩ hợp lý, trí thức, đại loại như vậy. Và những điều mà mình kể đến trong trái tim là cảm xúc và trực giác, những loại này. Nhưng cả hai đều là những khía cạnh khác nhau của kinh nghiệm sống, đúng không? Chúng là cách mà mình trải nghiệm sự việc. Vậy thì chúng đều được bao gồm trong từ ngữ của mình ở đây, và điều cũng được kể đến trong từ ngữ của mình ở đây là tất cả nhận thức giác quan - như nhìn và nghe, ngửi, nếm, cảm nhận những cảm giác thuộc về thể chất - bởi vì đó cũng là một phần của kinh nghiệm trong đời sống của mình, đúng không?

Bạn sẽ bắt đầu thấy khi viết một cuốn từ điển thì rất khó để quyết định bạn sẽ dịch chữ này thành chữ gì trong ngôn ngữ của mình. Rất là thú vị: Tất cả các ngôn ngữ phương Tây đều chọn chữ tâm trí trái ngược với trái tim (và chúng ta bỏ qua khía cạnh này, đó là điều đáng tiếc). Người Trung Quốc và Mông Cổ có cùng một vấn đề, và họ đã chọn chữ trái tim, thay vì chữ tâm trí.

Dù sao đi nữa, khi sử dụng chữ tâm thì mình phải có một cái khuôn cắt bánh quy lớn hơn nhiều. Nhưng điều mà chúng ta không bao gồm trong khuôn cắt bánh quy của mình là - ý tôi là, chúng ta không có vấn đề này trong tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh – spirit, mà bạn sẽ có trong tiếng Pháp và tiếng Đức. Chữ đó không có trong khuôn cắt bánh quy ở đây.

Bây giờ, điều quan trọng kế tiếp ở đây mà mình phải loại trừ ra khỏi khuôn cắt bánh quy của mình là ý tưởng khi nói về tâm trí thì mình đang nói về một vật làm điều gì đó. Ý tôi là, chúng ta làm việc với chữ tâm thức, đúng không? Tâm là một một vật biết suy nghĩ. Trái tim là một vật cảm nhận cảm xúc. Chúng ta không nói về một vật ở đây. Đúng chứ? Cách mà nó thẩm thấu vào trong cách mình nhìn vào tâm thức thì thật sự kỳ lạ, khi mình nói về nó như một vật. Giống như chúng ta nói (Tôi không biết bạn có nói câu này bằng tiếng Tây Ban Nha hay không): “Hãy dẹp bỏ điều đó ra khỏi tâm trí của bạn đi”, “Anh ta đã mất trí rồi.”, hay “Người này đã không còn ở trong tâm trí của họ nữa”, “Hãy giữ gìn điều này trong tâm bạn” - ý tôi là, nó giống như có một cái hộp hay gì đó. Hay là “Người này có tâm rất tốt. Anh ấy có một chiếc xe tốt, có một ngôi nhà tốt, và có tâm tốt.” Đúng không? Điều đó rất cơ bản đối với cách nhìn của mình về tâm trí, vậy thì khá dễ dàng để cho sự liên kết này rón rén đi vào. Đó không phải là điều mình đang đề cập đến. Điều mà chúng ta đang nói về ở đây là một sự kiện. Nó là một hoạt động.

Đối với chữ kinh nghiệm thì bạn phải cẩn thận một chút. Những gì mình đang nói là việc trải nghiệm. Nó không phải là kinh nghiệm, như là “Ô, tôi đã có một kinh nghiệm tốt đẹp.”. Chúng ta đang nói về sự kiện trải nghiệm thực tế, và mình luôn luôn đang trải nghiệm điều gì; bạn không thể chỉ kinh nghiệm. Vì vậy, chúng ta không nói về kinh nghiệm như một thứ gì, như là “Người này có rất nhiều kinh nghiệm, hay “Tôi đã có một kinh nghiệm tồi tệ (hay một kinh nghiệm tốt).”. Được chứ? Nó không phải là điều gì khác. Vì vậy, đây là những thứ khác, những gì mình đang loại trừ ở đây. Và nó là điều cá nhân; trải nghiệm của tôi không phải là trải nghiệm của bạn. Tôi cảm thấy đói và bạn cảm thấy đói - ý tôi là, hai điều này không giống nhau, phải không? Đúng chứ? Nó không phải là tất cả chúng ta đều có cùng một tâm thức, hay điều gì như vậy. Bây giờ, việc tất cả mọi người đều đang trải nghiệm là điều giống nhau... Tôi không muốn sử dụng chữ vật ở đây. Nó là cùng một loại hoạt động. Tôi đi bộ và bạn đi bộ, và người nào đi bộ - tất cả đều là đi bộ, nhưng việc đi bộ của tôi sẽ không đưa bạn đến đó. Chúng ta đang nói về điều tương tự về tất cả mọi người, nhưng đó là việc cá nhân.

Bây giờ thì tôi nghĩ chúng ta đã sẵn sàng cho định nghĩa. Định nghĩa có ba từ trong đó, và mỗi từ đều rất có ý nghĩa (người ta không chỉ đem những từ này vào trong đó mà không có lý do gì). Chúng ta đã thấy rằng tâm thức và kinh nghiệm không giống nhau trong các ngôn ngữ chánh gốc. Tương tự như vậy, những chữ trong định nghĩa theo cách mà chúng thường được dịch cũng không tương ứng với những từ ngữ của mình. Ý tôi là, khi xem xét kỹ hơn tất cả các chủ đề này trong đạo Phật, thì bạn sẽ thấy hầu như không có chữ nào tương ứng y chang với nó. Một lần nữa thì tánh Không sẽ giúp cho mình ở đây, bởi vì tại sao chúng phải giống hệt nhau? Nó chỉ được đặt ra thôi. Nó là một sự quy ước của một số người sử dụng ngôn ngữ đó. Vậy thì nó không có gì thiêng liêng cả. Nó chỉ là sự quy ước, tùy tiện, nhưng hữu ích, vì nó giúp cho mình giao tiếp với nhau. Nếu không thì bạn không thể giao tiếp. Nên chúng ta cần phải có ngôn ngữ. Đúng không? Vậy thì nó hữu hiệu, nhưng bạn phải cẩn thận và hiểu điều gì đang xảy ra.

Bây giờ, cách mà định nghĩa thường được dịch là:

  • Chỉ là (tsam), đó là một từ có nghĩa là “chỉ”. Từ này không phải là vấn đề quá lớn, nhưng bạn phải hiểu nó nói về điều gì.
  • Rồi đến tánh quang minh (gsal) và tánh giác (rig). Đó là hai chữ có vấn đề.

Tánh quang minh tánh giác nghe có vẻ như chúng là vật gì, và hãy nhớ là mình không nói về vật gì. Quang minh, ngoài việc gợi ý là ánh sáng hay điều gì tương tự, nghe có vẻ như nói về cái gì đó đang tập trung, nhưng mà mình không nói gì về điều đó cả. Từ ngôn ngữ của mình thì tánh giác nghe có vẻ như có sự hiểu biết ở đó, và điều đó cũng không nhất thiết là như vậy. Những chữ này không được bao gồm trong khuôn cắt bánh quy tánh quang minhtánh giác.

Hãy nhìn vào từng điều một. Hãy nhớ rằng mình đang nói về một hoạt động, một sự kiện, một điều gì đó đang xảy ra.

Tánh Quang Minh

Chữ quang minh đề cập đến việc làm cho sự nhận thức về một điều gì đó xuất hiện. Đôi khi, nó được giải thích bằng chữ khởi lên (shar-ba), giống như mặt trời mọc. Đó là lý do mà tôi thường sử dụng chữ sinh khởi. Và sự xuất hiện (snang-ba) thì bạn phải coi chừng, vì xuất hiện không nói về điều gì thuộc về thị giác. Nên bạn cũng phải vất nó ra khỏi khuôn cắt bánh quy sự xuất hiện. Nhưng có thể có sự xuất hiện của một mùi hương, của âm thanh, cảm xúc, vân vân - chỉ là nó ở đây nè; nó đang sinh khởi.

Tôi nghĩ một trong những cách dễ nhất để hiểu những gì mà mình đang nói ở đây với chữ quang minh này là hoạt động tạo ra một tâm ảnh ba chiều của một cái gì đó. Tạo ra cũng hơi rắc rối một chút, bởi vì mình không nói về người tí hon trong xưởng của Ông Già Noel tạo ra điều này, rồi nó bắn ra khỏi đầu mình. Vậy thì nó chỉ là một sự sinh khởi. Hãy gọi nó là sinh khởi. Tôi lấy khái niệm tâm ảnh ba chiều này từ một sự mô tả của phương Tây, từ một cuốn sách tên là The Holographic Universe (Vũ Trụ Ba Chiều), nhưng tôi nghĩ nó thật sự mô tả những gì đạo Phật đang nói một cách rất hay ho.

Bởi vì nếu như bạn nghĩ về nó, khi chúng ta thấy cái gì, thì điều gì đang xảy ra? Đây là mô tả của phương Tây. Có đủ các loại tia sáng, photon và những thứ tương tự, cùng với sóng và vân vân, chạm vào các tế bào khác nhau của võng mạc. Rồi tất cả những điều đó được chuyển dịch thành thông tin bằng điện, và có một số quá trình hóa học cũng đang xảy ra. Ở phương Tây, chúng ta nói rằng nhờ vậy mà tâm tạo ra một tâm ảnh ba chiều, đó là những gì mình nhìn thấy. Nhưng ở đây, chúng ta không nói về cái gì đang làm việc đó, mà nó chỉ xảy ra. Đó là một tâm ảnh ba chiều. Đúng chứ? Họ không phủ nhận phần vật chất/hóa học, nhưng điều mà ta loại trừ ở đây là có một vật gì đó, giống như một cái máy gọi là tâm thức, chế tạo ra nó. Nó không phủ nhận phần vật chất/hóa học; Nó chỉ là một sự mô tả khác về những gì đang xảy ra.

Đối với việc nghe người khác nói thì cũng vậy. Chỉ có một sát na xảy ra trong một thời điểm, đúng không, nên mỗi một lúc thì mình chỉ nghe thấy một âm thanh nhỏ của một chữ thôi. Vậy thì khi nghe âm thanh của chữ cái đầu tiên của một chữ, rồi sau đó nghe âm thanh của chữ cái thứ hai, thì âm thanh của chữ cái đầu tiên không còn tồn tại nữa. Nó đã kết thúc rồi. Nhưng chúng ta nghe được gì? Mình không chỉ nghe một chữ, mà còn nghe nguyên một câu, cùng với ý nghĩa nữa. Bạn có bao giờ tự hỏi làm sao mà điều đó xảy ra không? Thật là lạ thường, nếu mỗi một lúc, bạn chỉ nghe một chữ cái của một từ thôi. Vậy thì đây là một loại tâm ảnh ba chiều. Chúng ta không nói về một ảnh thị giác ba chiều. Bạn phải mở rộng khái niệm về ảnh ba chiều ở đây.

Bất cứ giác quan nào cũng giống như vậy. Nó chỉ là các xung điện trong những tế bào khác nhau của vị giác ở lưỡi. Ý tôi là, đó là gì? Vậy thì một lần nữa, nó là một tâm ảnh ba chiều của một hương vị, hay mùi, hoặc cảm giác thể chất. Được chứ? Về suy nghĩ hay một cảm xúc, hoặc bất cứ điều gì tương tự thì cũng giống như vậy. Chúng là tất cả những hình ảnh ba chiều, tâm ảnh ba chiều.

Ở đây thì mình phải bắt đầu với ngôn ngữ một cách rất chính xác. Khi nói về tâm thức thì rất nhiều người sử dụng những chữ trực tiếpgián tiếp cho những loại tâm thức khác nhau. Thường thì họ sử dụng cặp trực tiếpgián tiếp này, để bao gồm một số điều, một số thể loại, mà sau đó sẽ trở nên vô cùng rắc rối - đặc biệt là khi chúng được sử dụng cho khái niệmvô niệm; điều này sẽ tạo ra sự lầm lẫn rất lớn. Vì vậy, các thuật ngữ trực tiếpgián tiếp (ít nhất là cách mà một số dịch giả sử dụng chúng, và tôi hoàn toàn đồng ý): Có một số lý thuyết nhà Phật nói rằng nhận thức sẽ hoạt động mà không có tâm ảnh ba chiều. Đó là trực tiếp. Nhưng nếu như có tâm ảnh ba chiều, thì đó là gián tiếp. Nhờ có tâm ảnh ba chiều mà mình mới biết về thế giới. Đúng không? Nó gián tiếp, vì mình đang trải nghiệm thế giới bằng tâm ảnh ba chiều.

Trường phái Tỳ Bà Sa Bộ (Vaibhashika) nói rằng chúng ta trực tiếp trải nghiệm thế giới - không có tâm ảnh ba chiều - và tất cả những trường phái học thuyết khác của Ấn Độ nói rằng mình trải nghiệm thế giới bằng tâm ảnh ba chiều. Nên biết rằng các truyền thống Tây Tạng khác nhau cũng có những cách diễn dịch khác nhau:

  • Phái Gelug nói rằng những tâm ảnh ba chiều này hoàn toàn minh bạch, nên mình có thể thấy thế giới.
  • Các truyền thống khác của Tây Tạng, đó là phái Sakya, Nyingma và Kagyu, thì nói rằng những tâm ảnh ba chiều này mờ đục. Lý do là vì việc tạo ra tâm ảnh ba chiều mất một phần ngàn giây (one millisecond), sau khi sự kiện mà nó đại diện cho đã xảy ra. Nó giống như một sự kiểm duyệt. Có một thời gian trì hoãn. Vì lý do đó mà nó không minh bạch.

Thật ra điều này khiến cho bạn phải suy nghĩ về điều gì, bởi vì có phải là mình thật sự nhận thức thế giới, hay luôn luôn bị trễ một giây? Rõ ràng điều này có ý nghĩa lạ thường đối với các nhà vũ trụ học, những nhà khoa học đang đối phó với bản chất của thời gian và không gian, và những điều tương tự. Điều này trở nên rất thú vị. Nên đây là những chủ đề tốt để nghiền ngẫm và suy nghĩ, nhưng một tâm ảnh ba chiều tạo ra rất nhiều ý nghĩa.

Dĩ nhiên, tâm ảnh ba chiều không phải là trọng tâm, phải không? Bởi vì nếu tôi lấy mắt kiếng ra, thì sẽ có tâm ảnh ba chiều mờ ảo. Nhưng không có thứ gì mờ ảo trong phòng, phải không? Vậy thì mình không thấy rõ nó, nhưng điều đó được bao gồm trong chữ quang minh. Nên đó là lý do mà chữ quang minh thường tạo ra rất nhiều sự hiểu lầm.

Được rồi, vậy thì đó là từ ngữ đầu tiên trong ba từ. Chúng ta chưa thật sự đối phó với từ chỉ. Điều này đến sau cùng - ý tôi là, trong chánh văn cũng vậy. Thứ tự của các từ ngữ khác nhau. Chúng ta phải đặt chỉ hay chỉ là đầu tiên, nhưng thật ra trong ngôn ngữ thì nó là chữ thứ ba.

Tánh Giác

Từ thứ hai là tánh giác, và một lần nữa, đây là một hoạt động. Nó là một sự nhận thức về một đối tượng, không phải là một biểu hiện tốt trong ngôn ngữ của mình.

Bây giờ, hãy lấy một đối tượng – có nhiều thứ để chọn đối tượng. Ví dụ như một cái xẻng để xúc tuyết thì sẽ xúc tuyết. Ý tôi là bạn có thể có một cái xẻng xúc tuyết độc lập với tuyết hiện đang tồn tại. Không thể có một cái xẻng xúc tuyết mà không có tuyết, phải không? Ý tôi là, bạn không thể phát minh ra một cái xẻng xúc tuyết, và gọi nó là một cái xẻng xúc tuyết, nếu như không có tuyết. Nhưng một cái xẻng xúc tuyết thì không phải lúc nào cũng xúc đối tượng của nó. Khi được treo trong nhà xe vào mùa hè, thì nó không xúc đối tượng của nó, đó là tuyết. Nhưng khi nói về tâm thì mỗi một sát na thì nó lại có một đối tượng, có việc nhận thức một đối tượng. Đúng không? Cho dù mình ngủ, cho dù mình có bất tỉnh, thì điều đó không thành vấn đề. Đối tượng mà nó nhận thức có thể là bóng tối. Nó có thể là sự vắng mặt của ánh sáng hay âm thanh, hoặc giác quan hay điều gì đó. Đó là một đối tượng.

Sự vắng mặt là điều mà mình có thể biết. Tất cả chúng ta có thể thấy sự vắng mặt của một con voi trong phòng này. Không có voi. Chúng ta đang thấy cái gì? Nhưng điều đó lại vướng vào một câu hỏi khác: Thật ra thì mình thấy cái gì, khi không thấy voi trong phòng? Điều gì phát sinh? Đâu là tâm ảnh của bạn về không có voi trong phòng? Nó rất thú vị. Tuy nhiên, chúng ta biết điều đó. Tất cả chúng ta đều có thể thấy điều đó.

Việc nhận biết một đối tượng mà mình nói đến ở đây là một nhận thức. Vậy thì điều đó có nghĩa là một loại trải nghiệm về nó. Có rất nhiều, rất nhiều cách, rất nhiều kiểu nhận thức – nhận biết một đối tượng - nó có thể là nhìn, có thể là nghe, có thể là ngửi, nếm, cảm nhận một cảm giác thể chất (như nóng hay lạnh), hoặc có thể là tư duy. Đối với cảm giác thể chất thì đừng giới hạn điều đó trong cảm giác mềm mại hay thô nhám, hay ai đụng vào mình. Chúng ta cũng nói về nóng và lạnh, sự chuyển động, tất cả những điều này. Đó là những cảm giác thể chất. Vậy thì đó là một cách để nhận thức đối tượng. Họ đã từng sử dụng chữ tham gia ('jug-pa), và nó  cũng được thôi, nhưng một lần nữa, điều đó có thể dẫn đến một sự hiểu lầm.

Việc nhận biết đối tượng này có thể là đúng hay sai, và nó có thể là chắc chắn, hay không chắc chắn - “Tôi tự hỏi đó là gì”, “Tôi sẽ đoán đó là gì”. Đó là việc nhận biết một đối tượng, nhưng không có gì chắc chắn về nó. “Tôi không biết nó là cái gì.”.

Hai hoạt động mà chúng ta đang nói ở đây, sự sinh khởi của một tâm ảnh ba chiều và nhận thức một cái gì đó - không nhất thiết có nghĩa là bạn biết nó là gì. hay điều gì tương tự như vậy, nhưng chỉ là một sự chú ý - chúng có xảy ra liên tiếp, hay đồng thời không? Có phải đầu tiên là một ý nghĩ phát sinh, một tâm ảnh ba chiều của một ý nghĩ, rồi mình nghĩ về nó? Có phải trước tiên là có sự phát sinh của một tâm ảnh ba chiều của một cảnh tượng, rồi sau đó sau, khi nó phát sinh, thì mình nhìn thấy nó? Nếu như nó đã phát sinh, thì làm sao mình biết là ảnh ba chiều đã sinh khởi? Có phải đó là một tâm ảnh thị giác ba chiều, rồi tôi phải quyết định xem có nên nhìn nó hay không? Điều đó khá kỳ lạ, phải không? Vậy thì việc tạo ra một tâm ảnh ba chiều là nhìn thấy một cái gì đó. Đó là việc nhìn thấy nó. Nó không phải là có hai hoạt động xảy ra cùng một lúc. Đó là cùng một hoạt động, chỉ được mô tả từ hai quan điểm khác nhau. Được chứ? 

Chỉ Là

Chữ thứ ba - nó thường (vì nó nghe hay hơn trong tiếng Anh) được dịch là đơn thuần, nhưng cũng có thể là chữ chỉ. Vậy thì chỉ  là một chữ loại trừ điều gì đó. Ý tôi là, từ chánh gốc là chữ được dùng để loại trừ điều gì đó. Tôi cũng nghĩ theo ngôn ngữ của chúng ta: “Nó chỉ là cái này.”. Nghĩa là nó không phải cái kia; nó chỉ là điều này. Hai điều được loại trừ ở đây:

  • Một là có một vật, như một cái máy, tâm thức, đang làm việc này.
  • Điều thứ hai, thậm chí còn quan trọng hơn để hiểu, đó là không có cái tôi hay người riêng rẽ với toàn bộ cái đang làm điều này, mà đang sử dụng... Có một cái tôi ở đây, và bây giờ tôi sẽ lấy chiếc máy này, tâm thức, và sẽ bật nó lên, rồi cái máy đó sẽ suy nghĩ, hay nhìn thấy, hay làm cái gì giống như vậy. Không có điều nào trong số những điều này đang xảy ra. Không có người riêng rẽ nào đang làm việc này. Không có tâm thức nào như một cái máy đang làm việc này. Nó chỉ đang xảy ra. Ý tôi là, tất nhiên là có một người đang suy nghĩ. Tôi đang suy nghĩ, không phải bạn đang suy nghĩ. Tôi đang nhìn thấy, không phải bạn đang thấy. Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng không có một thực thể riêng biệt nào trong toàn bộ quá trình thực hiện điều đó. Nhưng dù sao thì chúng ta sẽ tham gia vào cuộc thảo luận đó, khi bàn luận về tánh Không. Rõ ràng, nó là một điểm rất quan trọng.

Trong bất cứ trường hợp nào thì nó chỉ là hoạt động tinh thần (tâm hành) đang diễn ra.

Những Thuật Ngữ Quan Trọng Khác

Hiểu 

Có nhiều hơn hai từ ở đây, bởi vì một từ khác xuất hiện trong tâm trí. Nhưng chữ đầu tiên mà tôi muốn nói đến là hiểu (rtogs-pa). Đúng không? Một chữ rất cơ bản. Ý của mình là gì, khi ta nói mình hiểu điều gì? Bạn phải đặt câu hỏi cho từng chữ một. Nó là cùng một chữ được sử dụng cho điều thường được dịch - ít nhất là tôi dịch nó theo cách này - là để thấu hiểu (rtogs-pa) một đối tượng, và nó được định nghĩa là nhận biết nó một cách chính xác và dứt khoát. Điều đó tương đương với chữ hiểu.

Hãy xem một con bù nhìn như một con người - đó là cách nhìn nhận không chính xác. Nhưng nếu xem một con người như một con người, thì đúng. Và do dự thì giống như, chẳng hạn “Đó là con người hay con bù nhìn? Nó ở xa quá, nên tôi không thấy rõ.”. Đó là do dự. Đó là một cách nhận biết đối tượng, bởi vì rõ ràng mình đang nhìn thấy cái gì đó. Nhưng khi mình nhìn nó đúng như một con người, và việc xem nó như con người là điều xác quyết, thì đó là hiểu biết. Bạn không cần phải áp dụng một chữ hay bất cứ điều gì tương tự như vậy; nếu không thì bạn chỉ có thể hiểu theo khái niệm, và nó không giống như vậy (bạn cũng có thể hiểu một cách vô niệm), và nó rất thú vị. Vậy theo một nghĩa nào đó, thì mình biết nó là gì, mà không nhất thiết phải áp dụng một chữ, đúng không? Bạn không cần phải nghĩ rằng “Ồ, có một con người.”. Bạn thấy một con người như một con người, và chắc chắn về điều đó. Bạn hiểu nó là gì.

Hiểu Rõ Và Hiểu Ngầm

Bây giờ, có một thể loại khác ở đây, thường được dịch là trực tiếpgián tiếp, nhưng bạn có thể nhầm lẫn nó với thể loại khác. Ở đây, những chữ tốt hơn là rõ ràng ngấm ngầm. Rõ ràng (dngos-su rtogs-pa) có nghĩa là có một sự hiểu biết về nó - bởi vì ở đây, mình đang nói về một sự thấu hiểu hay hiểu biết - và khi nó rõ ràng, thì một tâm ảnh ba chiều của nó sẽ phát sinh. Nếu là ngấm ngầm (shugs-la rtogs-pa), thì không có tâm ảnh ba chiều của nó phát sinh ra.

Vậy thì khi thấy người này chắc chắn là một con người, thì mình biết rõ, hay thấu hiểu rằng “Có một con người.”. Có một tâm ảnh ba chiều của một con người. Đúng không? Nhưng cùng lúc đó, mình cũng có thể hiểu hay lãnh hội một cách ngấm ngầm là “Không phải là bù nhìn”. Vậy thì không có tâm ảnh ba chiều của cái không phải là bù nhìn. Chỉ có một tâm ảnh ba chiều của con người. Chắc chắn là không có tâm ảnh ba chiều của một con bù nhìn. Nhưng chúng ta biết đây không phải là con bù nhìn, và mình biết nó một cách chính xác và dứt khoát, nên hiểu ngầm điều đó. Ý tôi là, thật là tuyệt, sự phân tích về tâm hành của nhà Phật cực kỳ chính xác.

Khái Niệm Và Vô Niệm

Nhóm thuật ngữ thật là rắc rối kế tiếp là khái niệm (rtog-pa) và vô niệm (rtog-med). Việc biết đạo Phật đang nói về cái gì, khi sử dụng những chữ này là điều rất quan trọng. Đây rõ ràng là những cách nhận biết đối tượng. Nó là một cách để trải nghiệm một cái gì đó. Bây giờ, điều liên quan đến việc hiểu biết bằng khái niệm về một cái gì đó là các phạm trù. Tôi đã giới thiệu chủ đề này trước đây bằng khuôn cắt bánh quy.

Có nhiều phạm trù khác nhau, nhưng một loại là phạm trù âm thanh (sgra-spyi). Nó không nhất thiết phải là âm thanh của một chữ. Nó cũng có thể là một âm thanh được sử dụng như một chữ (như “huh?”), hay âm thanh của đồng hồ báo thức, là điều có ý nghĩa. Vậy thì nó là một phạm trù có thể được sử dụng cho rất nhiều thứ khác nhau. Chúng ta không có những chữ chỉ dành cho một điều riêng rẽ trong vũ trụ. Điều đó sẽ thật là khó khăn, nếu như không có chữ cái bàn... Nếu như mỗi một cái bàn khả dĩ là một chữ khác nhau. Ý mình là như vậy, khi nói về phạm trù. Có một phạm trù gọi là cái bàn. Ý tôi là, đó chỉ là một mô hình âm thanh: “Ca-ái ba-àn”. Ý tôi là, đó là cái gì? Vậy thì đó là một số âm thanh tùy tiện, mà một số người Neanderthal hay người nào đó đã đặt ra, và “Được rồi. Tuyệt quá. Hãy gọi nó là một phạm trù từ ngữ, một phạm trù âm thanh. Và nó rất thú vị, vì không cần biết giọng nói nào đã tạo ra nó, hay nó được phát âm như thế nào, bởi vì điều đó cũng có thể hoàn toàn khác nhau, đúng không? Vậy thì nó là một phạm trù. Bất kể nó được phát âm như thế nào - giọng cao, giọng trầm, lớn tiếng, nhỏ nhẹ, giọng trẻ con – thì đó là một chữ. Hay không cần biết nó được viết như thế nào - điều đó thậm chí còn kỳ lạ hơn nữa. Vậy thì không phải là mỗi khi nói cái bàn là mình đang nói một chữ khác. Không phải là khi người khác nói chữ cái bàn là họ nói một chữ hoàn toàn khác, không có liên hệ gì cả. Nó là một phạm trù, một phạm trù âm thanh. Đôi khi, điều này được gọi là phổ quát, nhưng tôi nghĩ rằng phạm trù là một ý niệm tốt hơn nhiều.

Rồi thì có phạm trù ý nghĩa (don-spyi), là cùng một chữ trong tiếng Tây Tạng như là một phạm trù đối tượng, nhưng hơi khác một chút. Nó là phạm trù sắp xếp những thứ khác nhau mà phạm trù âm thanh đề cập đến, chẳng hạn như phạm trù âm thanh cái bàn. Phạm trù ý nghĩa là phạm trù của tất cả những đối tượng khác nhau, có thể được gọi một cách hợp lệ là “một cái bàn”. Không phải là tất cả đối tượng đều phù hợp với một phạm trù. Các phạm trù ý nghĩa có định nghĩa, và những thứ này phải phù hợp với định nghĩa, những đặc điểm xác định. Nhưng định nghĩa chỉ là những điều quy ước được người ta đặt ra, ví dụ như “cái bàn”, là thứ gì bằng phẳng có chân mà bạn có thể đặt cái gì trên đó. Rõ ràng có nhiều thứ khác nhau đáp ứng với định nghĩa này. “Cái bàn” không chỉ là chữ dành cho một thứ thôi.

Mặc dù chữ trong tiếng Tây Tạng dành cho một phạm trù ý nghĩa là cùng một chữ dành cho một phạm trù đối tượng, nhưng một phạm trù đối tượng trong sự nhận thức của một chúng sinh thì không nhất thiết là phạm trù ý nghĩa của một từ. Chẳng hạn như một con bò có một phạm trù đối tượng chuồng bò hay con của tôi, hay cái gì tương tự. Nó không phải là ý nghĩa của một chữ dành cho con bò. Nó là ý nghĩa của một chữ dành cho mình. Nhưng con bò thì biết thức ăn, là cái gì để ăn. Nó biết sự khác biệt giữa thức ăn và xi măng, là một con đường. Nó có thể thấy nhiều cọng cỏ khác nhau như thức ăn. Vậy thì nó là một phạm trù đối tượng, không phải là phạm trù ý nghĩa, mặc dù nó tương ứng với một phạm trù ý nghĩa của những từ ngữ của con người. Một con chó chẳng hạn, sẽ có một tâm ảnh ba chiều của một mùi vị. Làm sao nó biết rằng đây là mùi của chủ nó? Làm sao để nó biết điều đó? Và làm sao nó biết rằng mỗi khi ngửi thấy mùi đó, thì đó là người chủ? Đúng không? Vậy thì có một cái mùi trong tinh thần, và một phạm trù ảnh ba chiều của mùi chủ của tôi, và mỗi khi con chó biết “Đó là mùi của chủ”, nhưng chắc chắn là không có chữ nào. Đúng không?

Vậy thì để biết một điều gì đó, để nhận thức nó qua một phạm trù, đó là khái niệm. Tuy nhiên, phạm trù không có hình tướng riêng của nó. Nên ngoài một phạm trù, còn có một tâm ảnh ba chiều thứ hai của một cái gì đại diện cho phạm trù đó đối với mình. Vậy thì chúng ta có hai tâm ảnh ba chiều, và cái này đại diện cho một phạm trù - hãy theo lời giải thích của phái Gelugpa - là minh bạch phân nửa. Nó được đặt để, hay phóng chiếu vào hình ba chiều đầu tiên, khi mình nhìn thấy hay nghe điều gì đó, và nó minh bạch phân nửa, theo nghĩa là thông qua nó mà mình cũng cảm nhận được tâm ảnh ba chiều của một đối tượng bên ngoài, nhưng không sống động. Vì vậy nên nó “minh bạch phân nửa”.

Ngay cả khi mình nghĩ rằng có một tâm ảnh ba chiều đại diện cho hình thù của một phạm trù đối tượng, hay âm thanh của một phạm trù âm thanh; và cũng trong những trường hợp này, những tâm ảnh ba chiều này minh bạch phân nửa. Rõ ràng là điều mà mình đang nghĩ về không cần phải có mặt, nhưng người Tây Tạng sẽ nói rằng thật ra thì bạn đang chú tâm về nó. Nếu tôi đang nghĩ về mẹ tôi, thì tôi đang chú tâm đến bà, dù bà đã qua đời sáu năm trước, và chắc chắn là không có mặt ở đây. Có một tâm ảnh - đó là tâm ảnh ba chiều – rồi có phạm trù mẹ tôi. Nó không sống động, bởi vì nó là một tâm ảnh ba chiều hỗn hợp. Dù tôi có thể hình dung mẹ tôi một cách hoàn hảo ra sao, thì nó vẫn không sống động như là khi thật sự nhìn thấy bà.

Vậy thì đây là ý của mình về khái niệmvô niệm. Thế thì động vật cũng có nhận thức khái niệm, nhưng không có trí thức. Ý tôi là, trí thức - đó là một chữ của phương Tây; đó là một chiếc bánh quy của Tây phương. Không có bánh quy tương ứng trong lọ bánh quy của đạo Phật.

Suy Nghĩ

Chữ cuối cùng mà tôi muốn thảo luận - và tôi sẽ không nói quá nhiều về điều này - là chữ suy nghĩ. Suy nghĩ có nghĩa là gì? Khi mình sử dụng từ suy nghĩ thì thường có nghĩa là bằng lời nói, và nó thường là cả một dòng tư tưởng, đúng không? Nhưng trong trường hợp có bất kỳ nhận thức nào về một đối tượng - đúng hay không đúng, hoặc quyết đoán hay không quyết đoán - nếu như có một phạm trù liên quan trong đó, thì đó là suy nghĩ. Thế thì một con chó suy nghĩ. Con chó đang nghĩ về chủ của nó – có mùi, phạm trù là chủ của tôi. Vậy thì không có từ ngữ nào. Nó chắc chắn không phải là lãnh vực trí thức. Theo quan điểm nhà Phật thì một sát na của nó, một giây của nó - đó là suy nghĩ. Suy nghĩ không nhất thiết có nghĩa là cả một dòng tư tưởng. 

Top